Giấc Mơ Tuổi Teen
Chào mừng bạn đến với diễn đàn "Giấc mơ tuổi teen" cùng chia sẽ , giao lưu , thảo luận ...... Bạn hãy đăng nhập để tham gia diễn đàn ...
Giấc Mơ Tuổi Teen
Chào mừng bạn đến với diễn đàn "Giấc mơ tuổi teen" cùng chia sẽ , giao lưu , thảo luận ...... Bạn hãy đăng nhập để tham gia diễn đàn ...
Giấc Mơ Tuổi Teen
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giấc Mơ Tuổi Teen


 

 Ngô Thanh Vân: "Chỉ đến LHP khi có giải là quan niệm rất kì cục"

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Nam Tổng số bài gửi : 1506
Ngày tham gia : 29/05/2009
Tuổi : 33
Công việc/Sở thích : Vẽ , hát nghe nhạc , iu
Đến từ : Vũ trụ
Vàng : 22641

Ngô Thanh Vân: "Chỉ đến LHP khi có giải là quan niệm rất kì cục" Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngô Thanh Vân: "Chỉ đến LHP khi có giải là quan niệm rất kì cục"   Ngô Thanh Vân: "Chỉ đến LHP khi có giải là quan niệm rất kì cục" Empty4/12/2009, 21:51

Ngô Thanh Vân: "Chỉ đến LHP khi có giải là quan niệm rất kì cục"



người tiên phong xây dựng thương hiệu “ca sĩ giải trí”, giờ Ngô Thanh
Vân lại đẩy mạnh tên tuổi của mình trong lĩnh vực điện ảnh. Thành công
với vai chính trong Dòng máu anh hùng (đoạt
giải Nữ diễn viên xuất sắc) đã đưa cô lên đẳng cấp của diễn viên chuyên
nghiệp. Sắp tới đây, Ngô Thanh Vân sẽ lại xuất hiện trong một bộ phim
hành động khác – Bẫy rồng - không chỉ với vai trò diễn viên mà còn với vai trò nhà sản xuất.

Không ngại gì hai chữ "giải trí"

* Khi Dòng máu anh hùng công chiếu, khán giả đã rất ngỡ ngàng với hình ảnh một Ngô Thanh Vân hoàn toàn mới mẻ. Nhưng đến Bẫy rồng, chắc chắn họ sẽ chờ đợi để xem chị có gì hơn Dòng máu anh hùng không. Chị có nghĩ đến điều này?

-
Tôi đã có hai tháng đi học tại Mỹ để trau dồi thêm diễn xuất. Khóa học
tuy ngắn nhưng tôi rút ra được những nền tảng căn bản về diễn xuất.
Điều đó giúp tôi thêm tự tin khi bước vào vai diễn mới. Giờ đây với vai
Trinh trong Bẫy rồng, tôi thấy mình đã trưởng thành hơn khá nhiều so với Thúy trong Dòng máu anh hùng.



[You must be registered and logged in to see this image.]

Trinh (Ngô Thanh Vân) trong Bẫy rồng



* Xin chị nói rõ hơn.

- Đi học, tôi đã
hiểu tại sao người ta nói rằng người tay ngang nếu không học mà cứ làm
nghề kiểu tay ngang thì sẽ nhanh chóng cạn vốn cho dù có thêm nhiều kỹ
năng khác ngoài khả năng diễn xuất. Vì chân yếu tay mềm như tôi mà chỉ
sau 3-4 tháng luyện võ là có thể diễn những cảnh đánh đấm ra trò, nhưng
bấy nhiêu cũng chỉ dùng trong một phim là hết vốn. Hay người tay ngang
như tôi thường nghĩ rằng để diễn đạt cảm xúc thì có những quy tắc: buồn
- khóc, vui - cười; nhưng khi học rồi tôi mới hiểu rằng để thể hiện
buồn vui không chỉ có khóc và cười. Trước đây đóng Dòng máu anh hùng,
anh Trực (Charlie Trực Nguyễn - PV) yêu cầu tôi diễn cảnh kể chuyện gia
đình nghèo khổ mà không cho tôi khóc, anh nói con người khi đến giai
đoạn từng trải nhiều việc rồi, giọt nước mắt sẽ trở nên vô nghĩa, tôi
thấy rất khó, và tôi quyết tâm phải đi học.

* Từ sau khi đóng Dòng máu anh hùng, chị có nhận được những lời mời khác không?

-
Tôi nhận được rất nhiều lời mời cho phim khác. Nhưng hầu như những vai
diễn tôi nhận được đều na ná như nhau. Đấy là những cô gái thời thượng
với những lo toan bình thường, kiểu cơm áo gạo tiền. Tôi nghĩ sau Dòng máu anh hùng, tôi cần một vai diễn mạnh mẽ hơn để vượt qua cái bóng đó, nên tôi đã từ chối.

*
Nếu như trong ca nhạc, chị xác định mình là một ca sĩ thuộc dòng nhạc
giải trí và không đua tranh trong chuyện so đọ chất giọng, kỹ thuật hát
thì trong điện ảnh, nơi mà đẳng cấp diễn viên được thể hiện ở diễn xuất
nội tâm, chị có muốn chỉ dừng ở hình ảnh một cô gái hành động và gợi
cảm không?


- Trong phim ảnh, tôi vẫn là một diễn viên phim
giải trí đó chứ. Phim tôi đóng, tôi muốn người ta đến xem. Nếu như nói
về đẳng cấp diễn xuất thì tôi sẽ đi đóng phim nghệ thuật rồi. Tôi nghĩ
làm nghệ thuật là để người ta xem và thưởng thức. Với tôi càng nhiều
người xem thì tôi càng thành công. Tôi chẳng bao giờ lo ngại với hai
chữ “giải trí” cả.

* Chị cũng là nhà sản xuất của Bẫy Rồng, công việc cụ thể của chị?

-
Lần đầu vào vai trò nhà sản xuất, tôi thấy mình may mắn được làm phim
với những người chuyên nghiệp khác. Bên cạnh những cảm xúc thai nghén
với bộ phim, tôi thấy mình hồi hộp đếm từng ngày nó ra đời. Giờ đây tôi
biết làm phim chẳng hề dễ tí nào, và tôi lại ôm thêm vào người những
mối lo mới…

* Công việc của một nhà sản xuất đã khiến cho
Johnny Trí Nguyễn phân tâm rất nhiều khi trở lại vai trò diễn viên (như
anh ấy đã nói trên báo), vậy với chị thì sao?

- Vai trò của
tôi tương đối dễ. Tôi chỉ phải bận tâm nhiều vào việc giúp phim PR và
giúp đỡ vào phân hậu kỳ nên chẳng ảnh hưởng gì trong lúc tôi quay phim.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Ngô Thanh Vân và Johnny Trí Nguyễn tiếp tục là cặp diễn ăn ý trong Bẫy rồng



Tôi dị ứng với việc phục trang và lồng tiếng

* Nếu so sánh cách làm việc ở những bộ phim mà chị đã tham gia trong nước với cách làm việc ở đoàn phim Biệt đội ưng biển mà chị mới tham gia ở Trung Quốc, sự khác biệt có nhiều không?

- Trước hết phải nói rằng nhà sản xuất của Biệt đội ưng biển - Guangxi Huayinglian - không phải là một nhà sản xuất lớn và Biệt đội ưng biển
không có độ lớn của một bộ phim quy tụ các ngôi sao. Lúc tham gia phim
này, tôi cũng vừa thực hiện xong vai trò nhà sản xuất với Bẫy rồng,
nên khi ra nước ngoài đóng phim, ngoài việc diễn, tôi còn quan sát quá
trình làm việc. Tôi thấy cách làm việc giữa hai đoàn làm phim là tương
đương nhau, tôi vui mình Việt Nam đã bước được một bước đáng kể trong
tiêu chuẩn làm phim. Ở Việt Nam đã có những ê-kíp cực giỏi hoàn toàn là
người trong nước, không liên quan đến Việt kiều, chẳng hạn ê-kíp làm
ánh sáng. Còn trong đoàn phim Trung Quốc cũng có những bộ phận yếu hơn
mình, yếu nhất là bộ phận phục trang.

* Nhưng phục trang trong phim Việt cũng là khâu yếu nhất đấy thôi?

- Đúng thế. Trước đây, làm Dòng máu anh hùng,
tôi thấy điều này rất rõ. Ở mình chưa có nhà thiết kế phục trang cho
phim. Khi đưa các nhà thiết kế thời trang sang làm việc này, họ không
thể làm tốt vì bản chất của hai việc này khác nhau. Thiết kế thời trang
là làm trang phục để biểu diễn trên sân khấu, còn thiết kế trang phục
cho phim là làm ra những trang phục phục vụ được việc đóng phim, để
diễn viên mặc nó cho phù hợp hoàn cảnh, và đòi hỏi phải có độ bền.
Chẳng hạn với một kiểu trang phục, người ta phải làm ba bộ thì mới đủ
cho diễn viên dùng đến hết bộ phim. Với những phim có nhiều cảnh đánh
đấm thì trang phục còn phải co dãn, đáy quần phải làm sao cho diễn viên
chuyển động dễ dàng… Trang phục cho phim phải thật đời thường. Nhiều
người làm phim vẫn còn quan điểm lên phim cái gì cũng phải lóng lánh,
điều này không đúng. Với lĩnh vực trang điểm cũng vậy.

* Chắc chi cũng biết nhiều diễn viên Việt Nam, nhất là những người tay ngang rất sợ lên phim mà xấu?

-
Tôi rất dị ứng với việc nhân vật đi ngủ mà lông mi vẫn dài (mi giả), má
vẫn hồng, mắt vẫn nguyên màu. Không hiểu sao diễn viên mình lại sợ xấu,
vì khi vào phim, nếu có phải xấu thì cũng là cái xấu của nhân vật chứ
không phải của mình. Phim là phải giống như đời thường.

Tôi còn
một điều rất bức xúc nữa là chuyện lồng tiếng trong phim. Khán giả Việt
thường đòi hỏi tiếng nói trong phim phải tròn vành rõ chữ, cái này chỉ
đúng trong kịch nói, còn trong phim, như đã nói là mọi thứ phải là đời
thường, vậy thì tiếng nói của nhân vật trong phim cũng phải như tiếng
nói ngoài đời thường, có người giọng thế này có người giọng thế kia
chứ. Trước đây nhiều người chê các diễn viên trong Dòng máu anh hùng
nói không rõ nhưng trong đời thường, chị nghe ai đó nói chuyện, chị
cũng chỉ nghe được khoảng 80% là rõ ràng, còn lại thì phải đoán vì
nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, không phải lúc nào mình
cũng hỏi người ta “anh/chị vừa nói gì?” được. Đúng không?

*
Chuyện nói cho đời thường thì tôi không có ý kiến, nhưng tôi nghĩ khán
giả phản ứng với những giọng nói “có vấn đề”, và nếu gặp phải trường
hợp này, diễn viên buộc phải tập luyện để nói cho dễ nghe.


-
Dĩ nhiên là diễn viên phải hoàn thiện giọng nói, cách nói của mình.
Ngay từ khi bắt đầu đóng phim, tôi cũng ý thức rằng mình phải học cách
nói cho tròn vành rõ chữ, nhưng khi học ở Mỹ, tôi được dạy rằng diễn
viên cần phải nói như cuộc sống thật, phải chuyển tải được cảm xúc qua
giọng nói. Vì thế mà tôi thấy chuyện lồng tiếng là rất nực cười. Diễn
viên theo đuổi vai diễn từ đầu, nuôi nấng cảm xúc từ đầu mà để một
người khác có khi chỉ đọc kịch bản trước khi vào diễn xuất nói thay.
Rồi một diễn viên lồng tiếng cho nhiều bộ phim khiến cho diễn viên nữ
nào cũng có một giọng nói.

* Nhưng cá nhân tôi thấy ở những
bộ phim thu tiếng trực tiếp, không ít lần khán giả (trong đó có tôi) bị
cảm giác “khựng lại” khi diễn viên cất tiếng, gần đây nhất là với
Johnny Trí Nguyễn trong phim Chơi vơi, bộ phim mà anh ấy chỉ thoại có 1-2 câu.


-
Chị cũng bị giống như nhiều khán giả Việt khác, xem phim thường xem
diễn viên làm gì, nói gì chứ không xem vai diễn của diễn viên đó.

*
Ồ, tôi lại nghĩ rằng đó không phải do lỗi của khán giả, mà do diễn
viên, do đạo diễn chưa tạo ra một cái mạch đủ sức lôi cuốn người xem
vào đời sống của các nhân vật trong phim, khiến họ cứ chú ý đến những
tiểu tiết đó. Tôi xem nhiều phim có ngôi sao chứ, dĩ nhiên, cả đa số
khán giả Việt cũng thế nhưng tôi ít khi nghĩ đến chuyện xem cô Angelina
Jolie, anh Heath Ledger hay cô Chương Tử Di… sẽ làm gì, nói gì trên
phim cả, tôi chỉ muốn xem trong phim này họ sẽ là nhân vật thế nào
thôi. Và ngay cả trước khi vào xem những bộ phim Việt Nam, tôi cũng
không nghĩ đến điều chị vừa nói đâu.


- Chị nói đúng. Tôi hi vọng các nhà sản xuất tìm được diễn viên tốt để làm mọi người thay đổi. Và điều tôi mong lúc này là Bẫy rồng sẽ xóa đi được cách xem phim đó dù chỉ là 50%.

*
Chị từng được giải Nữ diễn viên xuất sắc, sắp tới chị sẽ nhận vinh dự
kéo cờ trong LHP Việt Nam 16. Nhưng chị cũng từng đi dự LHP châu Á tại
Los Angeles, LHP châu Á – Thái Bình Dương tại Ý và hai lần LHP Bangkok,
chị có thể nhận xét về cách tổ chức cũng như thành phần BGK của những
LHP này?

- Đến dự các LHP này, thật sự là tôi không để ý
đến cách tổ chức hay BGK, điều tác động đến tôi, khiến tôi quan tâm
nhiều nhất chính là… chiếc thảm đỏ. Theo tôi, thảm đỏ rất quan trọng
bởi nó chính là bộ mặt của một LHP, nơi tất cả các ngôi sao, những
người làm phim được xuất hiện bằng xương bằng thịt trước công chúng.
Với một diễn viên như tôi, giai đoạn xuất hiện trên thảm đỏ chính là
lúc mình được chú ý nhất, tôi thích khoảnh khắc đó. Tôi nghĩ diễn viên
quốc tế cũng vậy, họ dù có những lo toan, phiền muộn nhiều thế nào
trong cuộc sống nhưng vẫn ăn mặc đẹp, trang điểm nổi bật để có được
những giây phút thật ấn tượng khi bước trên thảm đỏ, được tạo dáng
trước ống kính, vì đó chính là lúc công chúng nhìn thấy họ, hoan
nghênh, đón chào họ. Lúc bước trên 200m thảm đỏ, tôi cảm thấy những nỗ
lực của mình được ghi nhận. Chứ vào đến bên trong, mọi sự chú ý sẽ tập
trung vào các bộ phim chứ không phải diễn viên nữa. Tôi đến LHP không
phải để mong được nhận giải thưởng mà chỉ muốn có những giây phút được
tôn vinh như thế. Các LHP của Việt Nam chưa làm được việc ấy, có lẽ vì
những người tổ chức chưa thật sự hiểu được ý nghĩa của chiếc thảm đỏ,
nên cho dù thảm có được trải ra nhưng cũng chưa thật đúng tính chất của
nó mà chỉ đơn thuần như một sự bắt chước. Tôi có cảm giác nhiều người
đến đó chỉ để nhận giải chứ không phải để giao lưu (vì thế mà có người
còn không đến nếu biết mình không có giải), đó là quan niệm rất kỳ cục.
Nhưng tôi nghĩ đó cũng là trách nhiệm của BTC, họ phải làm thế nào để
tất cả các diễn viên, những người làm phim đều muốn đến, muốn xuất hiện
ở LHP mới đúng.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Trinh (Ngô Thanh Vân) trong Bẫy rồng

Tôi thích triết lý của đạo phật

*
Chị đã làm việc nhiều năm trong showbiz, từng đối mặt với nhiều vấn đề,
chẳng hạn đưa tiền cho người sản xuất nhưng họ ăn cắp ý tưởng từ các
sản phẩm nước ngoài để thực hiện sản phẩm cho chị và chị phải gánh hậu
quả… Vậy khi mở công ty, chị có tính đến những vấn đề này?

-
Khi quyết định mở công ty, tôi đã lường trước nhiều việc sẽ xảy ra. Là
một người có kinh nghiệm song gió hơn 10 năm trong lĩnh vực này, tôi
tin mình sẽ một phần nào đó biết cách xử lý những vấn đề này. Nhưng làm
việc trong lĩnh vực này, không ai lường trước chuyện gì sẽ xảy đến với
mình. Ngay những lúc mình phòng ngừa nhất về cái mình cho là mình có
kinh nghiệm thì lập tức những việc khác không mong đợi sẽ xảy đến. Tôi
chỉ biết mình phải cố gắng hết mình thôi.

* Trước đây, chị đã từng được công ty nào mời làm nghệ sĩ của công ty họ chưa?

-
Lúc mới đi hát, tôi cũng đã được một công ty mời về làm ca sĩ độc
quyền. Nhưng tôi là người ương ngạnh và cứng đầu, tôi thấy ngay mình
không hợp với cách làm theo những gì người khác thích, nên tôi đã từ
chối.

* Vậy công ty của chị sẽ giải quyết vấn đề mà chị từng gặp phải như thế nào?

-
Tôi mở công ty vì nhìn từ đường dài, trước hết tôi sẽ tạo cho mình một
công việc ổn định, sau đó là giúp những bạn trẻ muốn hoạt động nghệ
thuật chuyên nghiệp có một nền tảng tốt khi bước chân vào lĩnh vực này
và cả những người đang làm nghề có thêm những kiến thức mới mẻ với các
khóa học mà người hướng dẫn là những chuyên gia ở các nước có nền nghệ
thuật phát triển.

* 10 năm sống giữa show-biz, chị thấy điều gì là quan trọng nhất?

- Sự cân bằng. Dù đạt được hay không đạt được nhưng điều mình mong muốn, mình vẫn phải cân bằng để vượt qua và đi tiếp.

* Chị khôn ngoan, thành công khá nhanh, chắc chị cũng ít điều không đạt được chứ?

-
Mọi người không biết đến những cái Vân không đạt được vì ít ai muốn nói
ra những thất bại của mình trên báo, người ta chỉ muốn mình được tung
hô thôi.

* Bây giờ chị có thể nói ra những điều khiến chị không được tung hô?

-
6-7 năm đầu xây dựng sự nghiệp ở Việt Nam, tôi cũng phải phấn đầu nhiều
lắm chứ không phải mọi thứ đều được trải thảm. Tôi từng rất mệt mỏi,
kiệt sức, chán nản, mất đi bạn bè, tình cảm riêng tư rồi cả tình thân
gia đình… thật sự là cô độc. Bạn của tôi chỉ đếm trên không quá một bàn
tay. Tôi thấy càng nổi tiếng thì càng mất nhiều bởi vì mình nổi tiếng
thì bản thân mình muốn ít người tiếp cận với mình, cũng chỉ do không
muốn bộc lộ những… tính xấu. Điều này cũng có mặt tốt với người nổi
tiếng nhưng không tốt với một người bình thường, mà suy cho cùng, nghệ
sĩ cũng là một người bình thường.

* Cái mất lớn nhất của chị là gì?

-
Tôi có một tình yêu rất lớn, mà thời gian đó nếu không đắm say vào sự
nổi tiếng, có lẽ tôi đã có một mái ấm gia đình và những đứa con thân
yêu.

* Chị có tiếc không?

- Tất cả những gì xảy
đến với mình đều có nhiều lý do. Tôi không tiếc vì tôi nhìn mọi vấn đề
theo bản chất chính nó, khi giải quyết, tôi chấp nhận hướng mình theo
hoàn cảnh. Tôi hay bị vạ tới đầu lắm, nhiều khi là chuyện trên trời mà
chính tôi cũng không thể hiểu nổi, rồi báo chí thổi phồng lên, vậy là
tôi được liệt vào top những người có nhiều scaldal nhất…

*
Chị chưa hề lên tiếng về scandal mới đây với ca sĩ Tinna Tình, thậm chí
là chuyện với Trí Nguyễn và vợ cũ anh ấy, bây giờ chị có ngại nhắc đến
chuyện đó, khi mọi chuyện đã lắng xuống?

- Như tôi đã nói,
đó là những chuyện trên trời rơi xuống, tôi thấy rất là nhảm. Tuy từng
nếm trải nhiều sự cố kiểu đó nhưng tôi cũng đã sốc, rất may là những
lúc đó, bên cạnh tôi còn có những người hiểu và dẫn dắt tôi vượt qua.
Việc gì cũng có lý do, khi xảy ra điều gì, mình phải nhìn lại bản thân,
và học cách vượt qua chứ không phản ứng lại. Tôi cũng tin vào Phật và
triết lý của đạo Phật, thuyết luân hồi là triết lý mà tôi thích nhất,
gieo gió gặt bão. Điều gì xảy đến không phải do mình thì cứ để nó tự
đi, mình không gieo thì cũng sẽ không gặt.

* Cảm ơn chị!

Huyền Thơ thực hiện.(Thể thao và Văn hóa Cuối tuần)giacmotuoiteen.cow.vn
Về Đầu Trang Go down
https://camnhan.forumvi.com
 
Ngô Thanh Vân: "Chỉ đến LHP khi có giải là quan niệm rất kì cục"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Giấc Mơ Tuổi Teen :: Thế Giới Điện Ảnh :: Thời Trang & Điện Ảnh-
Chuyển đến