Giấc Mơ Tuổi Teen
Chào mừng bạn đến với diễn đàn "Giấc mơ tuổi teen" cùng chia sẽ , giao lưu , thảo luận ...... Bạn hãy đăng nhập để tham gia diễn đàn ...
Giấc Mơ Tuổi Teen
Chào mừng bạn đến với diễn đàn "Giấc mơ tuổi teen" cùng chia sẽ , giao lưu , thảo luận ...... Bạn hãy đăng nhập để tham gia diễn đàn ...
Giấc Mơ Tuổi Teen
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giấc Mơ Tuổi Teen


 

 Hoạt động của tình báo Mỹ tại châu Á trong Thế chiến II (1)

Go down 
Tác giảThông điệp
huuphi2504
Super Moderator
Super Moderator
huuphi2504


Nam Tổng số bài gửi : 162
Ngày tham gia : 04/01/2010
Tuổi : 33
Công việc/Sở thích : an choi hoc kiem tien
Đến từ : DN
Vàng : 5912

Hoạt động của tình báo Mỹ tại châu Á trong Thế chiến II (1) Empty
Bài gửiTiêu đề: Hoạt động của tình báo Mỹ tại châu Á trong Thế chiến II (1)   Hoạt động của tình báo Mỹ tại châu Á trong Thế chiến II (1) Empty7/1/2010, 23:38

[You must be registered and logged in to see this image.]
Tướng William Donovan, cha đẻ của OSS.

Giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vẫn chưa có
một cơ quan tình báo thống nhất. Nhiều văn phòng tình báo của nước này
đã hoạt động một cách riêng lẻ, thậm chí cạnh tranh tiêu diệt lẫn nhau.
Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương là nơi từng chứng kiến cảnh "nội
chiến" đó.

Giới tình báo Mỹ dành ưu tiên hàng đầu cho chiến
trường châu Âu trong thời gian 1939-1945. Tuy vậy, cũng đã có hàng chục
cơ quan tình báo của nước này triển khai hoạt động tại khu vực châu
Á-Thái Bình Dương. Trong số đó có Cơ quan tình báo Hải quân (ONI), Đơn
vị tình báo Quân sự của Bộ Chiến tranh (G2)… và quan trọng hơn cả là Cơ
quan Tình báo Chiến lược (OSS), tiền thân của Cục tình báo trung ương
Mỹ CIA.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Các cơ sở của OSS tại châu Á trong Chiến tranh thế
giới thứ hai (tên các địa danh và đường biên giới trên bản đồ được thể
hiện theo thời điểm năm 1941).

Người có công tạo dựng và lãnh đạo OSS là tướng
William Donovan. Hiện nay ông vẫn được CIA tôn vinh như một trong những
người sáng lập của mình. OSS ra đời với mục tiêu chấm dứt tình trạng
không thống nhất giữa các cơ quan tình báo dân sự và quân sự của Mỹ.

Từ năm 1941, OSS đã có biệt đội số 101 đóng ở Miến
Điện. Nhưng phải mãi đến những năm cuối của cuộc chiến tranh, OSS mới
tham gia mạnh vào các cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật ở chiến
trường châu Á. Nguyên nhân là trong thời gian đầu của cuộc chiến, các
chỉ huy của lục quân và hải quân Mỹ đã ngăn không cho OSS hoạt động tại
những khu vực do họ phụ trách ở Thái Bình Dương.

Giới chức quân sự tại Mỹ luôn dè chừng OSS vì cho
rằng, cơ quan này chỉ chuyên xâm phạm vào chuyện của người khác. Về
sau, khu vực duy nhất được bỏ ngỏ cho OSS hoạt động ở châu Á là chiến
trường Trung Quốc-Miến Điện-Ấn Độ xa xôi.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Tướng Donovan tại Trung Quốc.

OSS đã từng bước xây dựng các căn cứ lớn tại New
Delhi (Ấn Độ) và Rangoon (Miến Điện). Còn tại Trung Quốc, phải qua một
thời gian dài khó khăn OSS mới được phép thực hiện các chiến dịch tình
báo và biệt kích. Thời điểm này, Tưởng Giới Thạch đã thâu tóm được
quyền lực và đang ra sức trên cả hai mặt trận: chống phát xít Nhật xâm
lược và chống quân giải phóng của những người Cộng sản Trung Quốc do
Mao Trạch Đông lãnh đạo.

Viên trùm lực lượng cảnh sát mật và chỉ huy hoạt động
tình báo của Tưởng Giới Thạch là Tai Li muốn người Mỹ giúp đỡ nhưng lại
không muốn cho tình báo Mỹ tiến hành các chiến dịch độc lập trên đất
Trung Quốc. Do đó, OSS nói riêng và các cơ quan tình báo khác của Mỹ
nói chung phải vượt qua sự chống phá và ghen tị của Tai Li trước khi
làm bất cứ việc gì tại Trung Quốc.

Tình hình càng khó khăn hơn đối với OSS bởi Tai Li
đòi hỏi rằng, các chiến dịch tình báo của Mỹ ở Trung Quốc chỉ được phép
tiến hành dưới sự chỉ đạo của văn phòng ONI (Cơ quan tình báo hải quân)
mà thôi. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai ONI do đại uý Milton E.
Miles chỉ huy.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Các sĩ quan OSS chụp ảnh kỷ niệm tại Miến Điện.

Cuối năm 1943, tướng Donovan buộc phải tỏ ra cứng rắn
với Tai Li khi tuyên bố rằng, OSS sẽ mở các chiến dịch tình báo tại
Trung Quốc cho dù ông ta có muốn hay không. Tuy vậy, Donovan vẫn tận
dụng mọi biện pháp, kể cả thủ đoạn ngầm, nhằm giúp cho các sỹ quan của
mình dành được một vai trò chắc chắn ở Trung Quốc. Donovan coi mục tiêu
này quan trọng hơn mọi vấn đề liên quan đến Tai Li.

Sở dĩ Donovan coi trọng việc khẳng định vai trò của
OSS ở Trung Quốc vì lúc đó đã có ít nhất 10 cơ quan tình báo của Mỹ
đang hoạt động ở nước này và cạnh tranh gay gắt với nhau về mọi mặt, kể
cả việc tranh thủ cảm tình của chính quyền địa phương.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Bìa cuốn sách OSS ở Trung Quốc.

Theo Maochun Yu, tác giả cuốn “OSS ở Trung Quốc: Khúc dạo đầu của Chiến tranh lạnh” (OSS in China: Prelude to Cold War), thì cuối cùng OSS cũng trở thành đơn vị chiếm ưu thế nhất trong sự hỗn loạn của các cơ quan tình báo Mỹ ở Trung Quốc.

OSS có khả năng đáp ứng được những yêu cầu của các sĩ
quan Mỹ theo cách mà không một tổ chức tình báo nào khác của Mỹ làm
được. Điệp viên và các nhà phân tích tình hình của OSS đã chứng tỏ
phương pháp hoạt động của họ hỗ trợ một cách thực tế nhất đối với các
chiến dịch chống phát xít Nhật trên chiến trường.

Tướng Claire L. Chennault, người đã xây dựng “[You must be registered and logged in to see this link.]
nổi tiếng và là tổng chỉ huy không quân Mỹ tại Trung Quốc luôn phải cần
những tin tức tình báo chính xác. Trong khi đó, chỉ OSS mới có thể cung
cấp được những thông tin như vậy.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Tướng Claire L. Chennault.

OSS đã đáp ứng yêu cầu của tướng Chennault thông qua
một “Ban tham mưu về kỹ thuật cho lực lượng không quân và lục quân”
(AGFRTS). Đơn vị AGFRTS của OSS đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động của
các các phi đội máy bay chiến đấu do Chennault chỉ huy đóng ở thành phố
Côn Minh. Đặc biệt là trong việc xác định mục tiêu đánh bom.

Khi viên tư lệnh mới của quân đội Mỹ tại Trung Quốc
là trung tướng Albert C. Wedemeyer bắt đầu tiếp nhận nhiệm sở và khẳng
định quyền lực của ông ta đối với tất cả các hoạt động tình báo của Mỹ
ở nước này, OSS đã khôn khéo chủ động liên minh với ông ta và chuyển
Ban tham mưu AGFETS về Bộ tư lệnh quân Mỹ tại Trung Quốc.

Mặc dù hoạt động của OSS ở Trung Quốc không dành được
những điều như tướng Donovan mong muốn và cũng chưa bao giờ được độc
lập hoàn toàn trong hoạt động, nhưng OSS vẫn là đơn vị tình báo đóng
vai trò quan trọng nhất của Mỹ tại đây cho đến khi chiến tranh kết thúc.

*Còn nữa
Đình Chính (theo Boston Globe, CIA.gov
Về Đầu Trang Go down
https://facebook.com/huuphi
 
Hoạt động của tình báo Mỹ tại châu Á trong Thế chiến II (1)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Giấc Mơ Tuổi Teen :: Tin sock , hot :: Tin Hot-
Chuyển đến