1. Sử dụng trái cây tươi
Trong trái cây tươi cũng có một lượng đường không nhỏ. Nhưng so với loại đường tinh luyện mà chúng ta ăn hàng ngày, được chế biến trong các món ăn ngọt như bánh ngọt, sữa thì hàm lượng đường tự nhiên này ít hơn, giàu chất dinh dưỡng kèm theo hơn, đặc biệt cơ thể sẽ dễ hấp thụ hơn. Teen ăn hoa quả thường xuyên vừa tránh được cảm giác thèm đồ ngọt mà lại bổ sung vitamin vừa khỏe lại đẹp da.
Để giảm cảm giác thèm đồ ngọt ban đầu, nên chọn các loại trái cây ngọt nhưng hàm lượng đường không cao: táo, lê, nho, đu đủ, dưa hấu…Sau đó hãy chọn các loại hoa quả có độ ngọt giảm dần như dưa chuột, củ đậu…
Nên măm trái cây thật thường xuyên vào các bữa phụ sẽ khiến dạ dày thường xuyên trong trạng thái no, vì thế teen sẽ bớt thèm ăn những đồ ăn vặt nhiều đường khác.
2. Thường xuyên uống nước lọc và nước ép trái cây
Teen không nên sử dụng các loại nước uống đóng chai chứa đường, các loại sữa có đường và càng không nên sử dụng nước có ga vì các loại nước này chứa rất nhiều đường và kích thích cảm giác thèm đồ ngọt.
Thay vì sửdụng các thức uống này, teen hãy chọn cho mình sữa tươi không đường hay những loại nước ép trái cây thơm ngon mà có lợi cho sức khỏe. Nhưng phải là nước ép từ hoa quả tươi đấy nhé! Vì nước ép hoa quả đóng hộp có hàm lượng đường cao, kèm chất bảo quản, ít dinh dưỡng.
Uống nước thường xuyên cũng giúp làm loãng dịch dạ dày và giảm cảm giác thèm đồ ngọt.
3. Chọn mua thực phẩm có hàm lượng đường thấp
Khi mua bất cứ một loại thực phẩm nào hãy chú ý tới mác thành phần của nó nhé! Cùng một loại thực phẩm nhưng bạn có thể chọn những loại có hàm lượng đường thấp, cacbon hydrat không cao.
Các loại bánh ngọt luôn ẩn chứa rất nhiều cacbon hydrat. Thành phần này sẽ chuyển thành glucose của cơ thể vì vậy sẽ làm tăng hàm lượng đường. Nhưng nếu không được măm những chiếc bánh thơm giòn này thì thật là thiệt và bạn có thể măm bánh quy mặn thay thế cho bánh ngọt.
4. Không ăn khi tâm trạng không tốt
Rất nhiều teen có thói quen giải quyết nỗi buồn bằng con đường ăn uống. Thực tế, một số loại đồ ăn có thể khiến tâm trạng khá hơn (như socola và một số đồ ngọt). Nhưng nỗi buồn vơi một, cân nặng tăng hai. Ngoài ra, còn góp phần tạo thói quen ăn đồ ngọt của teen.
5. Tạo thói quen ăn uống khoa học
- Tập uống cà phê không đường hoặc cho một lượng đường không đáng kể. Khi pha cà phê, nước chanh, cam... muốn nước ngọt hơn chỉ với một lượng đường nhỏ, hãy cho vào cốc khoảng chục hạt muối. Riêng cà phê, có thể cho vào một vài giọt vani thay cho đường.
- Ăn nhẹ nhiều bữa nhỏ: Mỗi bữa cách nhau 3-4 giờ, giúp cơ thể bạn đầy đủ năng lượng và no lâu hơn. Bạn có thể ăn chuối, đu đủ…
- Khi đói không nên ăn kẹo, bánh. Vì một thanh kẹo có thể khiến bạn đỡ đói hơn, như lại làm tăng thêm cảm giác thèm ăn. Bạn cỏ thể nếm một chút thực phẩm giàu protein, một chút bơ lạc, hạnh nhân, sữa tươi không béo sẽ giúp cho lượng đường trong máu ổn định, khiến bạn bớt thèm ăn.
- Mỗi khi thèm ăn, bạn hãy hít mùi thơm của quả táo xanh hay chút lá bạc hà. Một số nghiên cứu cho thấy việc hít một trong hai mùi hương này sẽ đè nén bớt cơn thèm ăn ngọt của bạn.
- Hãy khống chế cơn đói của bạn. Chỉ cần ăn đủ no trong các bữa chính và thêm bữa phụ bổ dưỡng vào các buổi chiều.
Thật khó để có thể thay đổi một thói quen ăn uống nhất là khi đó lại là sở thích. Nhưng vì một sức khỏe hãy cố gắng thay đổi bắt đầu từ bây giờ.