Johnny Trí Nguyễn – Làn gió lạ của phim Việt
Phim hành động của Việt Nam từ trước giờ chỉ làm khán giả hài lòng
với vài ba chiêu võ thuật đơn giản. Nhưng kể từ khi Trí Nguyễn xuất
hiện, mọi việc đã trở nên khác hẳn đấy.
Nhìn lại những năm thập niên 90, khi dòng phim thị trường nổi lên mạnh mẽ, vài ba cảnh hành động từ các bộ phim của đạo diễn
Lê Hoàng Hoa, Lý Huỳnh, Xuân Cường, Lâm Lê Dũng…
chỉ có thể khắc họa được vài phân đoạn đánh nhau, nhưng xem ra khán giả
cũng có thể hài lòng bởi ai cũng hiểu, phim Việt Nam mà như thế là tạm
ổn lắm rồi. Nhiều bài báo phân tích:
"Liệu phim võ Việt Nam có làm được hay không?" hoặc
"Đến bao giờ phim võ đich thực mang nhãn hiệu made in Việt Nam xuất hiện….?". Và cứ theo dòng thời gian mà dân ghiền phim võ cứ đợi chờ. Mãi đến khi phim
Dòng Máu Anh Hùngra mắt, thu về hàng loạt giải thưởng, được công chúng và giới phê bình
đánh giá, lúc bấy giờ người ta mới khẳng định: Phim võ hoàn toàn làm
được với thương hiệu của anh chàng
Johnny Trí Nguyễn.
Còn nhớ những ngày đầu về Việt Nam,
Trí Nguyễn chỉ là một cascadeur từng được đóng thế trong các bộ phim đình đám như
Người Nhện, được đánh nhau với diễn viên lừng danh
Lý Liên Kiệt trên phim của Mỹ. Ngày ấy, các sao màn ảnh của Việt Nam như
Lý Hùng, Lê Tuấn Anh… đã qua thời; còn lại vài gương mặt
Chi Bảo, Quyền Linh, Trung Dũng… nhưng xem ra chưa có ai đủ sức trở thành thần tượng của giới trẻ. Và sự xuất hiện của
Trí Nguyễnnhư một làn gió lạ, bởi người ta nhận ra ngay một gương mặt góc cạnh
đầy ấn tượng, một chút giống tài tử Hàn Quốc, một chút vẽ lịch lãm của
dân Tây. Anh đã nhẹ nhàng xâm nhập làng phim ảnh Việt một cách thầm
lặng để rồi đến một ngày làm bùng nổ cơn sốt yêu thích phim hành động
như hôm nay.
Nếu như ở Hong Kong có
Thành Long, Chung Tử Đơn, Lý Liên Kiệt… chuyên về các mảng võ thuật; ở Thái Lan hiện nay nổi lên hiện tượng của diễn viên
Tony Jaa trong bộ phim
Ong Bak thì ở Việt Nam có thể nhắc đến
Trí Nguyễn. Nếu để “giương oai” cùng bạn bè khu vực thì cái tên
Trí Nguyễn còn nhỏ bé, nhưng xét về thực lực có lẽ
Trí Nguyễn đủ tự hào khi đứng ra thực hiện dòng phim hành động ở Việt Nam và phim của anh đã được công chúng đón nhận rất nồng nhiệt.
Không phải tự nhiên mà thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ… có tình trạng bán đĩa lậu phim
Dòng Máu Anh Hùng, cũng không phải ngẫu nhiên mà báo giới Trung Quốc dành nhiều lời khen tặng cho phim cũng như gọi
Ngô Thanh Vân là
"Tiểu Chương Tử Di". Tất cả những mỹ từ này đều xuất phát từ “chiến công” thầm lặng của
Johnny Trí Nguyễn.
Nhớ lại những ngày tham dự liên hoan phim toàn quốc tại Nam Định, khi hàng loạt phim “chính thống” như:
Mùa Len Trâu, Áo Lụa Hà Đông, Hà Nội Hà Nội chiếm lĩnh các mặt báo cũng như các kênh thông tin, rất ít ai dám nghĩ đến một dòng phim thị trường như
Dòng Máu Anh Hùngđược vinh danh đến 5 lần trong một kỳ liên hoan phim. Đây được xem là
bộ phim duy nhất vừa được giải thưởng lại vừa được khán giả xem nhiều
nhất.
Nếu biết kinh phí dành cho một bộ phim hành động của
Trí Nguyễn còn rất thấp so với mặt bằng của các phim ngoại, thì mới thấy được cái tài của
Trí Nguyễnkhi anh cùng với ê kíp của mình phải “thắt lưng buộc bụng” để cho ra
đời những cảnh quay quy mô, hoành tráng. Ba tháng trời tập luyện võ
thuật cùng các diễn viên và đội ngũ cascadeur, hàng năm trời nghiên cứu
viết kịch bản và chọn cảnh quay, mồ hôi và cả máu đã đỗ trên phim
trường, xem ra
Trí Nguyễn ngày
càng in đậm hình ảnh mình trên quê hương, chấp nhận rời xa kinh đô
Hollywood để được làm phim ở quê nhà như một hạnh phúc tột cùng của
người con xa xứ.
Vốn
gốc là con nhà võ, anh từng luyện tập nhiều môn, từ Liên Phong Quyền,
Hồng Gia Quyền, Aikido, Wushu, cộng thêm ngoại hình lý tưởng, nhất là
sở hữu cặp chân dài nên
Trí Nguyễn có những đòn đá rất tuyệt chiêu. Đây cũng là nguyên nhân vì sao anh được chọn đóng với diễn viên Thái Lan
Tony Jaa nhằm biểu diễn những cú đá xoay vòng trên không, tạo ra những hình ảnh rất đẹp mắt cho khán giả.
Với
Trí Nguyễn,
anh được xem là người đầu tiên đưa dòng phim hành động ra nước ngoài
một cách tự tin, và anh cũng là người đầu tiên biết áp dụng công thức
quảng bá bằng... Internet. Những dòng tâm sự trên blog, qua những hình
ảnh sinh động và hấp dẫn, anh đã khiến cư dân mạng tò mò và ủng hộ. Để
đạt được điều vinh quang trên,
Trí Nguyễncũng đã phải đánh đổi khá nhiều, cuộc sống gia đình, từ kinh tế đến
tinh thần ít nhiều làm anh vất vả lao đao, và âu đó cũng là điều thường
tình với những người làm nghệ thuật.
Trong những ngày này, anh vừa hoàn thành xong bộ phim
Bẫy Rồng, một dự án lớn trong năm của anh. So với các phim trước, người ta thấy một
Trí Nguyễnnhẹ nhàng hơn, bản lĩnh hơn và thuần Việt hơn, bởi anh đã biết kết hợp
tất cả những gì ưu khuyết điểm từ thời gian thực hiện bộ phim
Dòng Máu Anh Hùng.
Từ cách quảng bá hình ảnh, chọn ê kíp đồng bộ và chuyên nghiệp hơn,
việc thực hiện phim của anh trong giai đoạn này đã có những bài toán
rất chi li và đồng bộ. Với anh, làm phim như một công việc đam mê thấm
vào sâu vào huyết quản, không có gì cản bước được.
Những
ngày ở phim trường, tận mắt chứng kiến anh chỉ huy từng cảnh quay, từ
các pha đánh đấm, các cuộc rượt đuổi nghẹt thở đến những màn bắn nhau
ác liệt, mới thấy được cái tài của người từ xứ Mỹ trở về. Anh luôn biết
cách vận dụng các kỹ thuật thu hình, cũng như nắm vững diễn biến của
các cảnh quay từ nhỏ đến hoành tráng, phối hợp rất nhịp nhàng với từng
bộ phận trong đoàn phim, nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho bộ phim.
Với
kinh nghiệm của người làm phim từ Hollywood, giờ đây anh đã biết ứng
dụng từ công thức làm phim, đến cách thăm dò sự yêu thích của khán giả,
nhằm đem đến cho người xem sự mới lạ. Với anh, làm phim theo kiểu Mỹ
thì Việt Nam ta không đủ kinh phí để trang trải và quan trọng nhất là
sự thu hồi vốn khó khăn, bởi thương hiệu của ta còn ít người biết đến,
khó lòng bán phim cho các nước bạn. Nếu làm phim theo kiểu gu “Tàu” lại
khó lòng thuyết phục được khán giả bởi sự sao chép. Anh phục cách làm
phim của
Tony Jaa, bởi anh ấy
biết cách đưa văn hóa và võ thuật lên màn ảnh. Mà điều này ở Việt Nam,
ta có cả một kho tàng về lịch sử, văn hóa cũng như võ thuật. Nếu có cơ
hội và thời điểm, nhất định anh sẽ thực hiện nhiều bộ phim hoành tráng
và hiện đại hơn.
Trên phim,
Trí Nguyễnlà một anh hùng, ngoài đời anh cũng như bao người đàn ông khác, cũng
yêu, cũng hoài bão và làm việc không biết mệt mỏi. Hàng loạt chương
trình, từ chụp ảnh, quảng cáo, đóng phim, làm từ thiện…, xem ra anh tất
bật không ngừng. Nhưng tôi biết trong con người ấy vẫn đau đáu một ước
mơ, sẽ làm thật nhiều phim, nhất là phim cổ trang lịch sử, vì ở lĩnh
vực ấy, anh sẽ có cơ hội trổ hết “thần oai” nhằm đem đến cho khán giả
một dòng phim mới lạ và hấp dẫn.
(giacmotuoiteen.cow.vn theo zing)