Giấc Mơ Tuổi Teen
Chào mừng bạn đến với diễn đàn "Giấc mơ tuổi teen" cùng chia sẽ , giao lưu , thảo luận ...... Bạn hãy đăng nhập để tham gia diễn đàn ...
Giấc Mơ Tuổi Teen
Chào mừng bạn đến với diễn đàn "Giấc mơ tuổi teen" cùng chia sẽ , giao lưu , thảo luận ...... Bạn hãy đăng nhập để tham gia diễn đàn ...
Giấc Mơ Tuổi Teen
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Giấc Mơ Tuổi Teen


 

 Manchester United FC

Go down 
Tác giảThông điệp
Chém Gió Lệ Rơi
Admin Management
Admin Management
Chém Gió Lệ Rơi


Nam Tổng số bài gửi : 330
Ngày tham gia : 30/12/2009
Tuổi : 33
Công việc/Sở thích : Nghe nhạc, đọc truyện, chơi game
Đến từ : Sâu thẳm trong nỗi buồn
Vàng : 6140

Manchester United FC Empty
Bài gửiTiêu đề: Manchester United FC   Manchester United FC Empty1/1/2010, 13:53

Lịch Sử CLB Manchester United


[You must be registered and logged in to see this image.]

Manchester United là một câu lạc bộ bóng đá Anh, trụ sở tại sân vận động Old Trafford tại Trafford, Greater Manchester. Đây là một trong những câu lạc bộ thành công nhất tại nước Anh, đã từng vô địch bóng đá Anh 17 lần, đoạt Cúp FA 11 lần và UEFA Champions League 3 lần nên được biết đến như là một trong những tên tuổi lớn nhất trong thể thao. Manchester United có lượng khán giải đến sân trung bình cao nhất nước Anh trong 50 năm qua, và theo đó được xem là câu lạc bộ lớn nhất nước Anh.
Câu lạc bộ được hình thành với cái tên Newton Heath (L & Y.R. F.C) vào năm 1878 và là một đội làm việc thuộc ga xe lửa Lancashire and Yorkshire Railway tại Newton Heath. Sau khi suýt phá sản vào năm 1902, câu lạc bộ được tiếp quản bởi J.H. Davies - người đã đổi tên nó thành Manchester United như ngày nay. Manchester United chọn Sir Matt Busby làm huấn luyện viên sau Thế chiến thứ hai, và chính sách chưa bao giờ được nghe đến lúc bấy giờ của ông trong việc lấy phần lớn cầu thủ từ đội trẻ đã mang lại thành công, với việc đội bóng đoạt giải vô địch quốc gia vào năm 1956 và 1957. Thành công ấy bị tạm dừng bởi thảm họa máy bay tại München vào năm 1958, trong đó tám cầu thủ của đội đã thiệt mạng. Nhiều người đã nghĩ đội bóng có lẽ đã gục ngã, nhưng một lần nữa Busby sau khi bình phục đã xây dựng một đội hình mạnh khác mà sau đó đã đoạt giải vô địch quốc gia các năm 1965 và 1967, và trở thành đội bóng Anh đầu tiên vô địch Cúp C1 châu Âu năm 1968.
Manchester United không có được những thành công lớn như vậy cho đến thập niên 1990 và những năm đầu 2000, khi Sir Alex Ferguson dẫn dắt đội đoạt 8 chức vô địch giải ngoại hạng trong 11 mùa giải. Vào năm 1999, Manchester United trở thành đội bóng đầu tiên đoạt ba chức vô địch trong một mùa giải - ngoại hạng Anh, cúp FA và UEFA Champions League - một kỉ lục đến giờ vẫn chưa bị phá vỡ. Câu lạc bộ được vận hành dưới dạng công ty hữu hạn cổ phần từ 1991, và khả năng bị giành quyền kiểm soát là rất cao. Sự cố gắng tiếp quản câu lạc bộ của Rupert Murdoch đã bị ngăn chặn bởi chính phủ Anh vào năm 1999, nhưng vào năm 2005 Malcolm Glazer hoàn thành một cuộc tiếp quản không thân thiện, bất chấp sự ngăn cản đáng kể từ nhiều cổ động viên của United.

Lịch sử câu lạc bộ


Những năm đầu (1878-1945)

Câu lạc bộ được hình thành với cái tên Newton Heath (Lancashire & Yorkshire Railway), Newton Heath (L&YR) là tên viết ngắn, bởi một nhóm công nhân đường sắt Manchester vào năm 1878. Tên gọi câu lạc bộ nhanh chóng được rút ngắn lại thành Newton Heath. Họ là thành viên sáng lập của Liên minh bóng đá (Football Alliance) vào năm 1889 và gia nhập giải vô địch quốc gia vào năm khi nó được sát nhập với Liên minh bóng đá.
Đoạn phim được biết đến sớm nhất của Manchester United là trận thắng 2–0 tại Burnley vào ngày 6 tháng 12 năm 1902, quay bởi Mitchell and Kenyon.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Đội Manchester United team vào mùa giải 1905/6. Họ đã giành ngôi á quân giải hạng nhì và được lên hạng


Câu lạc bộ đối mặt với phá sản vào năm 1902 và được cứu nguy bởi J.H. Davies, người đã trả hết nợ cho câu lạc bộ, đổi tên thành Manchester United và đổi màu áo câu lạc bộ từ vàng và xanh sang màu đỏ và trắng. Họ trở thành vô địch giải đấu vào năm 1908 và, với sự hỗ trợ tài chính từ Davies, chuyển từ Bank Road đến sân vận động mới tại Old Trafford vào năm 1910.



Những năm của Busby (1945-1969)

Matt Busby được chọn làm huấn luyện viên vào năm 1945 và chọn đường lối dẫn dắt không được biết đến lúc bấy giờ, tham gia cùng với các cầu thủ để luyện tập cũng như làm các nhiệm vụ quản lí. Ông ngay lập tức thành công, với việc câu lạc bộ kết thúc mùa giải ở vị trí thứ hai năm 1947 và đoạt FA Cup năm 1948.
Ông đã thực hiện chính sách đưa cầu thủ từ đội hình trẻ lên đội hình chính nếu anh ta có khả năng, và đội bóng trở thành vô địch giải năm 1956 khi độ tuổi trung bình cả đội chỉ là 22. Mùa giải tiếp theo, họ đoạt vô địch giải quốc gia lần nữa và đi đến trận chung kết FA Cup, thua Aston Villa. Họ cũng là đội bóng Anh đầu tiên thi đấu ở Cúp châu Âu và đã đi tới trận bán kết.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Một tấm biển ở sân Old Trafford ghi tên những người đã chết trong tai nạn máy bay ở München


Bi kịch bất ngờ xảy ra ở mùa giải năm sau, khi chiếc máy bay chở đội bóng về sau một trận đấu tại Cúp Châu Âu đã bị rơi lúc hạ cánh xuống tiếp nhiên liệu tại München. Thảm họa máy bay München xảy ra vào ngày 6 tháng 2 năm 1958 này đã cướp đi sinh mạng của 8 cầu thủ và 15 hành khách khác. Đã có những lời bàn tán về việc câu lạc bộ sẽ tan rã nhưng Jimmy Murphy đã tiếp nhận vai trò huấn luyện viên khi Matt Busby đang chữa trị vết thương. Câu lạc bộ tiếp tục thi đấu với đội hình còn lại. Họ vào tới trận chung kết FA Cup lần nữa, nhưng đã để thua trước Bolton.
Busby xây dựng lại động hình trong những năm đầu của thập kỉ 1960, mua về các cầu thủ như Denis Law và Pat Crerand. Đội bóng đoạt vô địch FA Cup năm 1963, sau đó chiếm vô địch giải quốc gia các năm 1965 và 1967, sau đó còn đoạt Cúp Châu Âu vào năm 1968, và là đội bóng Anh đầu tiên đạt được thành tích ấy. Đội bóng trở nên nổi tiếng vì có ba cầu thủ đã đạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu: Bobby Charlton, Denis Law và George Best. Busby từ chức vào năm 1969 và được thay thế bằng huấn luyện viên đội hình phụ Wilf McGuinness.

1969-1986

[You must be registered and logged in to see this image.]
Logo của Manchester United cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970


United vật lộn sau khi thay thế Busby bằng Wilf McGuinness và Frank O'Farrell trước khi Tommy Docherty trở thành huấn luyện viên vào cuối năm 1972. Docherty, hay "the Doc", cứu United khỏi việc xuống hạng mùa giải này nhưng cuối cùng United bị xuống hạng vào năm 1974. Đội bóng thăng hạng ngay lập tức sau một mùa giải và vào đến trận chung kết FA Cup năm 1976, nhưng đã bị Southampton đánh bại. Họ vào đến trận chung kết FA Cup lần nữa vào năm 1977, đánh bại Liverpool F.C. và ngăn chặn đối thủ này giành được cú ăn ba đầu tiên trong lịch sử mà sau đó United giành được vào năm 1999. Mặc dù có được thành công như vậy và sự gần gũi với cổ động viên, Docherty bị sa thải không lâu sau trận chung kết vì mối quan hệ của ông với vợ một nhà vật lí trị liệu bị phát hiện.
Dave Sexton thay thế Docherty làm huấn luyện viên vào mùa hè năm 1977 và thực hiện lối chơi phòng thủ hơn. Phong cách này không được sự đồng tình từ phía người hâm mộ, họ vốn quen với lối bóng đá tấn công mà Docherty và Busby đã sử dụng, và sau khi không giành được một chiếc cúp nào Sexton đã bị sa thải vào năm 1981.
Ông được thay thế bởi Ron Atkinson người mà ngay lập tức đã phá vỡ kỉ lục giá chuyển nhượng ở nước Anh khi mua về Bryan Robson từ West Brom. Đội hình của Atkinson nổi bật với những hợp đồng mới như Jesper Olsen, Gordon Strachan bên cạnh những cầu thủ trưởng thành từ đội trẻ Norman Whiteside và Mark Hughes. United đoạt vô địch FA Cup vào các năm 1983, 1985 và tràn ngập khát vọng vô địch giải quốc gia vào mùa giải 1985-86 sau khi đã giành chiến thắng trong 10 trận đầu tiên và nhanh chóng dẫn trước đối thủ 10 điểm vào tháng 10. Đội hình sụp đổ sau đó và United kết thúc mùa giải ở vị trí thứ tư. Lối chơi đơn điệu tiếp tục ở mùa giải sau, và khi United đứng trước nguy cơ bị xuống hạng lần nữa, Atkinson bị sa thải ngày 5 tháng 11 năm 1986 với số tiền bồi thường 100.000 bảng Anh.

Kỷ nguyên của Alex Ferguson (1986-1999)

Alex Ferguson thay thế Atkinson dẫn dắt đội và kết thúc mùa giải ở vị trí 11. Mùa giải tiếp theo (1987-88), United kết thúc ở vị trí thứ hai, với việc Brian McClair trở thành cầu thủ United đầu tiên sau George Best ghi được 20 bàn trong một mùa.
Tuy nhiên, United đi xuống vào năm 1989, với nhiều bản hợp đồng của Ferguson không được như sự trông đợi của người hâm mộ. Đã có sự suy đoán rằng Ferguson sẽ bị sa thải vào đầu năm 1990 nhưng chiến thắng tại vòng ba của FA Cup trước Nottingham Forest F.C. đã cứu vãn cả mùa giải và United đoạt vô địch FA Cup mùa này.
United giành chiến thắng tại Cúp các nhà vô địch Cúp quốc gia Châu Âu (European Cup Winners' Cup) vào mùa 1990-91, đánh bại nhà vô địch Tây Ban Nha Barcelona ở trận chung kết, nhưng ở mùa giải tiếp theo Manchester United để tuột chức vô địch giải quốc gia về tay địch thủ Leeds United. Trong lúc ấy vào năm 1991 câu lạc bộ được tung ra thị trường chứng khoán London với giá 18 triệu bảng Anh, do đó mang vấn đề tài chính của United ra trước công chúng, điều mà trước đó chưa từng xảy ra.
Vụ chuyển nhượng Eric Cantona vào tháng 11 năm 1992 mang đến cho United sức mạnh lớn, và họ kết thúc mùa giải 1992-93 với chức vô địch lần đầu sau năm 1967. Họ giành cú đúp (vô địch giải Ngoại hạng và FA Cup) lần đầu tiên vào mùa giải tiếp theo, nhưng huấn luyện viên huyền thoại đồng thời là chủ tịch câu lạc bộ Matt Busby mất vào ngày 20 tháng 1 năm 1994.
Ở mùa giải 1994-95, Cantona nhận án treo giò 8 tháng vì nhảy vào khán đài và tấn công một cổ động viên của Crystal Palace F.C.. Thua hai trận cuối cùng khiến cho United thành kẻ về nhì cả ở giải Ngoại hạng và FA Cup. Ferguson sau đó đã xúc phạm cổ động viên bằng cách bán đi các cầu thủ chủ chốt và thay họ bằng các cầu thủ từ đội hình trẻ. Tuy vậy các cầu thủ trẻ, một vài trong số họ sau này nhanh chóng trở thành những cầu thủ nổi tiếng thế giới, đã thi đấu tốt một cách đáng ngạc nhiên và United giành cú đúp lần nữa ở mùa giải 1995-96.
Họ đoạt vô địch giải Ngoại hạng năm 1997, và Eric Cantona chia tay với sự nghiệp bóng đá ở tuổi 30, sớm hơn một vài năm so với phần lớn các cầu thủ khác. United khởi đầu mùa giải tiếp theo một cách suông sẻ nhưng cuối cùng một loạt những chấn thương khiến họ về nhì cả giải Ngoại hạng Anh và FA Cup sau Arsenal F.C.
1998-99 là mùa giải thành công nhất trong lịch sử câu lạc bộ, Manchester United trở thành đội bóng Anh đầu tiên đạt được cú ăn ba - vô địch cả giải Ngoại hạng Anh, FA Cup và Champions League trong một mùa giải. Trận chung kết Champions League hết sức thú vị khi United bị dẫn 1-0 khi trận đấu chỉ còn 1 phút, tuy nhiên hai bàn thắng ghi được ở phút bù giờ đã giúp họ giành được chiến thắng từ tay Bayern München. Hai tiền vệ trung tâm chủ chốt của United, Roy Keane và Paul Scholes, không được dự trận đấu này vì bị treo giò. Sau đó Ferguson được phong tước hiệp sĩ vì những đóng góp cho bóng đá Anh.
Vụ chuyển nhượng tiếp theo được cho là vô cùng thành công của Sir Alex chính là việc đưa về sân Old Trafford Cristiano Ronaldo từ CLB Sporting Lisbon với giá chuyển nhượng 12 triệu bảng vào năm 2004.07-08 là mùa giải vô cùng thành công với Ronaldo và MU khi anh đưa MU tới cú đúp UEFA Champion League và Premier League bằng 42 bàn thắng của mình

Sau cú ăn ba (1999 - 2006)

[You must be registered and logged in to see this image.]
Alex Ferguson


United đoạt vô địch giải Ngoại hạng các năm 2000 và 2001 nhưng báo giới cho rằng những mùa giải này là thất bại vì đã thi đấu không thành công tại Champions League. Ferguson sử dụng lối chơi thiên về phòng thủ nhiều hơn khiến United khó bị đánh bại tại châu Âu nhưng điều đó đã không thành công, United kết thúc mùa giải 2002 ở vị trí thứ 3. Họ giành lại chức vô địch ở mùa giải 2002-03, nhưng phong độ đi xuống khi Rio Ferdinand nhận án treo giò 8 tháng vì bỏ lỡ một buổi kiểm tra doping. Họ chỉ vô địch F.A. Cup năm 2004, tuy nhiên đã loại Arsenal F.C. (vô địch giải Ngoại hạng Anh mùa này) trên đường đến trận chung kết.
Mùa giải 2004-05 United tiếp tục thi đấu không thành công vì khả năng ghi bàn kém cỏi, và United kết thúc mùa giải chỉ với một phần thưởng an ủi caling cup và chỉ về thứ 3 ở giải Ngoại hạng. Lúc này mặc dù chơi hay hơn Arsenal trong trận chung kết nhưng United bị thua sau loạt penalty. Cuối mùa giải đó Malcolm Glazer mua lại câu lạc bộ và biến nó thành tài sản riêng của mình.
United mở đầu mùa giải 2005-06 không suông sẻ, với việc đội trưởng Roy Keane rời câu lạc bộ sau khi chỉ trích công khai đồng đội, và sau khi thi đấu tệ hại ở vòng bảng, lần đầu tiên sau hơn 10 năm họ không được dự vòng đấu loại trực tiếp UEFA Champion's League.

Vụ tiếp quản của Malcolm Glazer

Vào ngày 12 tháng 5 năm 2005, Malcolm Glazer - một doanh nhân Mỹ - đưa ra lời đề nghị mua lại câu lạc bộ với giá khoảng 800 triệu bảng Anh (1.47 tỉ dollar Mỹ). Vào ngày 16 tháng 5, ông tăng lượng cổ phần của mình tại United lên 75% - một tỉ lệ đủ để đưa câu lạc bộ ra khỏi thị trường chứng khoán và trở thành tài sản cá nhân, đồng thời thông báo rằng điều đó sẽ được thực hiện trong vòng 20 ngày. Vào ngày 7 tháng 7, Glazer chỉ định các con trai là Joel, Avram và Bryan làm giám đốc, cùng lúc đó Sir Roy Gardner từ chức chủ tịch cùng với hai giám đốc khác.
Một vài người hâm mộ United bày tỏ sự lo lắng khi câu lạc bộ rơi vào tay Glazer đã để lại cho United khoản nợ 265 triệu bảng, họ lo rằng Manchester United sẽ không có tiền để cạnh tranh trên thị trường chuyển nhượng với Liverpool, Real Madrid hay Chelsea. Glazer khẳng định rằng Sir Alex vẫn có thể liên hệ mua các tên tuổi lớn; tuy nhiên các bản hợp đồng của Ferguson từ sau tiếp quản trở nên dè dặt không bình thường.

Mùa giải 2006-2007

Hiện nay, một kỉ nguyên mới đang hình thành trên sân Old Trafford. Ngày 6 tháng 11 năm 2006, Sir Alex Ferguson đã kỉ niệm trong 20 năm dẫn dắt Quỷ Đỏ. Mùa giải 2006/2007 bắt đầu, Manchester đã có được danh hiệu vô địch mùa Đông sau khi thua 2 trận, hoà 2 trận và thắng 14 trận, ghi được tổng cộng 41 bàn thắng (12 cái tên trong danh sách ghi bàn trong đó có 3 cầu thủ ghi 8 bàn là Saha - Ronaldo - Rooney) và để lọt lưới mình 9 bàn.
Manchester đã vô địch giải Ngoại hạng trước 2 vòng đấu sau khi thắng trận derby với Manchester City F.C. 1-0, trong khi Arsenal cầm hòa Chelsea 1-1 tại Emirates.

Mùa giải 2007-2008


Khác với việc chi tiêu khá dè dặt trong vài mùa giải gần đây, trước mùa giải 2007-2008, Manchester United đã không ngần ngại chi ra những khoản tiền lớn để mang về nhiều ngôi sao, đáng chú ý nhất là Carlos Tevez và Owen Hargreaves cùng hai ngôi sao trẻ Nani và Anderson.
Tuy được tăng cường về nhân sự, đương kim vô địch Giải Ngoại hạng Anh không có một khởi đầu như mong muốn. Họ mất hai trụ cột Wayne Rooney (chấn thương) và Cristiano Ronaldo (cấm thi đấu do thẻ đỏ) trong nhiều trận liền, cùng với việc Carlos Tevez chưa kịp hòa nhập với đội, hàng tấn công của Manchester United gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm bàn thắng.
Điều đặc biệt trong sự khởi đầu của mùa giải là chuỗi trận toàn thắng với tỉ số tối thiểu 1-0 trên khắp các mặt trận. Kết thúc chuỗi trận nghèo nàn về bàn thắng đó là chiến thằng đậm đà 4-0 trước Wigan thên sân nhà vào ngày 6 tháng 10 năm 2007. Ngày 20 tháng 10, Manchester thắng Aston Villa 4-1 và 27 tháng 10 Manchester giành chiến thắng 4-1 trước Middlesbrough; ngày 3 tháng 11 trên sân Emirates trận đấu giữa hai địch thủ là Arsenal và Manchester United kết quả hoà nhau với tỉ số 2-2.
Sau đó Manchester liên tục bám đuổi Arsenal trên bảng xếp hạng. Ở vòng đấu cuối của lượt đi, Arsenal bất ngờ bị Pormouth hạ trong khi MU có chiến thắng 4-0 ngay trên sân The Light của Sunderland, và MU trở thành nhà vô địch lượt đi.
Tuy nhiên không may là ngay sau đó thì họ lại thất bại trước một West Ham United, đôị bóng đã 2 lần vượt qua họ mùa trước. MU đang khiến người hâm mộ họ hết sức lo lắng
Tuy vậy MU đã giành chiến thắng 1-0 trước Birmingham City và tiếp tục bán đuổi Arsenal với 2 điểm ít hơn. Ngày 12-1-2008 sau trận hòa 1-1 thất vọng của Arsenal trước Birmingham các cầu thủ MU tràn đầy khí thế khi tiếp các cầu thủ Newcastle trên sân nhà và giành chiến thắng vang dội với tỷ số 6-0, với hat-trick của C.Ronaldo và đòi lại ngôi đầu.
Ngày 19-1-2008 MU tiếp tục giành chiến thắng 2-0 trước đội bóng khó chơi Reading và giữ vững ngôi đầu.
Trong khuôn khổ cúp FA MU sẽ gặp Tottenham Hotspur tại vòng 4 sau khi vượt qua Aston Villa tại vòng 3.
Tại Champions League Mu là đội bóng thi đấu xuất sắc nhất tại vòng đấu bảng với 5 trận thắng và 1 trận hòa. Tại vòng 2 MU gặp đương kim vô địch quốc gia Pháp Olympic Lyon.
Và ngày 11-5-2008, vòng đấu cuối đầy kịch tính giữa hai cặp đấu Manchester-Wigan và Chelsea-Bolton, khi 2 đội MU và Chelsea đều đồng điểm. Kết quả MU đã giành ngôi vô địch PL với 87 điểm (HS: 80-22), Chel 85 điểm(65-26) khi để Bolton cầm hòa 1-1
Tại Champions League Mu là đội bóng thi đấu xuất sắc nhất tại vòng đấu bảng với 5 trận thắng và 1 trận hòa. Tại vòng 2 MU gặp đương kim vô địch quốc gia Pháp Olympic Lyon, vượt qua AS Roma và Barcelona ở tứ kết và bán kết. Tại trận chung kết với Chelsea,họ dẫn trước 1-0 nhờ bàn thắng của Ronaldo nhưng bị gỡ hòa do công của Frank Lampard,tuy nhiên MU đã giành chiến thắng đầy vất vả sau loạt đá luân lưu kịch tính và giành được chiếc Cup C1 thứ 3 trong lịch sử câu lạc bộ.
Bên cạnh đó Cristiano Ronaldo cũng đã giành được danh hiệu tiền đạo suất sắc nhất UEFA Champions League và danh hiệu cầu thủ suất sắc nhất UEFA Champions League

Cổ động

Trước Thế chiến thứ hai, rất ít cổ động viên Anh đi theo cổ vũ cho đội bóng trong từng trận đấu bởi vấn đề thời gian và giá cả. Khi United và Manchester City chơi trên sân nhà vào những chiều thứ bảy, nhiều người sống ở Manchester đến sân xem United một tuần và City tuần sau. Sau chiến tranh, sự kình địch giữa hai đội bóng mạnh hơn và cổ động viên chỉ chọn một đội duy nhất để xem.
Khi United đoạt vô địch giải quốc gia năm 1956 họ có số khán giả đến sân nhà trung bình cao nhất giải, một kỉ lục đã được giữ bởi Newcastle F.C. trong một vài mùa trước. Sau thảm họa máy bay München năm 1958, nhiều người ở ngoài thành phố Manchester bắt đầu cổ động cho United và việc đi lại nhanh hơn và rẻ hơn khiến cho nhiều người bắt đầu theo đội bóng đến các trận đấu. Điều đó làm tăng sự cổ động cho United và là một lí do giúp cho United có lượng khán giả đến sân cao nhất giải trong phần lớn các mùa tiếp theo, ngay cả khi họ thi đấu ở giải hạng hai mùa giải 1974-75.
Mặc dù người ta thường thấy có ít người Manchester cổ động cho United (điều tương tự với Juventus và Bayern München), tờ Manchester Evening News đã một vài lần thực hiện một cuộc khảo sát người Manchester về đội bóng mà họ cổ vũ, kết quả United đều xếp đầu và có lần đã đạt tỉ lệ 66%. Một báo cáo vào năm 2002, Do You Come From Manchester?, chỉ ra United có số người đặt mua vé của mùa giải có mã vùng Manchester cao hơn Manchester City F.C., mặc dù tỉ lệ vé bán của City cho người dân Manchester trong tổng số vé cả mùa họ bán ra cao hơn. Manchester United ước lượng họ có 75 triệu người hâm mộ trên toàn thế giới, trong đó có 40 triệu người ở châu Á.
Cuối những năm 1990, đầu 2000, sự lo ngại của nhiều cổ động viên United trước khả năng đội bóng có thể bị mua lại tăng dần. Nhóm cổ động viên IMUSA (Independent Manchester United Supporters' Association - Hội cổ động viên Manchester United độc lập) đã hoạt động rất mạnh mẽ để ngăn cản kế hoạch mua lại câu lạc của Rupert Murdoch vào năm 1999. Một nhóm gây áp lực khác, Shareholders United Against Murdoch (bây giờ là Shareholders United) được thành lập trong khoảng thời gian này để kêu gọi cổ động viên mua lại cổ phiếu của câu lạc bộ, chừng mực nào đó đã làm tăng tiếng nói của cổ động viên trong vấn đề gây lo ngại cho họ, như giá vé và sự phân phối, và làm giảm nguy cơ các cá nhân hay tổ chức mà họ không mong muốn mua đủ cổ phiếu đề giành quyền kiểm soát đội bóng. Tuy nhiên, cách làm này thất bại khi ngăn cản Malcolm Glazer trở thành cổ đông lớn nhất của đội bóng. Nhiều cổ động viên giận dữ, và một vài trong số đó đã thành lập một câu lạc bộ mới với tên F.C. United of Manchester. Câu lạc bộ mới này thi đấu ở giải Hạt Tây Bắc (North West Counties League) hạng hai, và thu hút lượng khán giả mỗi trận khoảng trên 2500 người.
Tuy vậy vẫn chưa thấy phản ứng rõ ràng từ phía cổ động viên sau vụ tiếp quản của Glazer, câu lạc bộ lập kỉ lục về doanh số vé bán cả mùa, việc để nhiều ghế trống trên sân và sự thiếu tự do thông tin từ câu lạc bộ vẫn chưa được thực hiện.

[Đội hình]

Huấn luyện viên: Alex Ferguson
Số áo Vị trí Tên cầu thủ 1. TM Edwin van der Sar 2. HV Gary Neville (đội trưởng) 3. HV Patrice Evra 5. HV Rio Ferdinand 6. HV Wes Brown 7. TV Cristiano Ronaldo 8. TV Anderson 9. TĐ Dimitar Berbatov 10. TĐ Wayne Rooney 11. TV Ryan Giggs (đội phó) 12. TM Ben Foster 13. TV Park Ji-Sung 14. TV Zoran Tosic 15. HV Nemanja Vidić 16. TV Michael Carrick 17. TV Nani 18. TV Paul Scholes 19. TĐ Danny Welbeck
Số áo Vị trí Tên cầu thủ 20. HV Fábio 21. HV Rafael 22. HV John O'Shea 23. HV Jonny Evans 24. TV Darren Fletcher 26. TĐ Manucho 28. TV Darron Gibson 29. TM Tomasz Kuszczak 32. TĐ Carlos Tévez 33. TV Sam Hewson 34. TV Rodrigo Possebon 35. TV Tom Cleverley 36. TV David Gray 38. TM Ron-Robert Zieler 39. HV James Chester 40. TM Ben Amos 41. TĐ Federico Macheda

Đội nữ

Đội nữ Manchester United được sáng lập năm 1977, và trở thành thành viên chính thức của Manchester United FC từ mùa giải 2001-02. Họ chơi tại Northern Combination league (Giải hạng 3 của nữ ở Anh). Tuy nhiên đến mùa 2004/2005, đội buộc phải giải tán do vấn đề tài chính. Mặc dù gặp phải nhiều sự phản đối nhưng điều này vẫn được thực hiện.

Ban lãnh đạo câu lạc bộ

- Người sở hữu: Malcolm Glazer
- Chủ tịch danh dự: Martin Edwards
- Ban giám đốc Manchester United
- Đồng chủ tịch: Joel Glazer & Avram Glazer
- Những giám đốc: Bryan Glazer, Kevin Glazer, Edward Glazer & Darcie Glazer
- Tổng giám đốc: David Gill
- Điều hành văn phòng: Michael Bolingbroke
- Giám đốc Thương mại: Lee Daley

Câu lạc bộ bóng đá Manchester United

- Những giám đốc: David Gill, Michael Edelson, Sir Bobby Charlton, Maurice Watkins
- Thư ký Câu lạc bộ: Ken Ramsden
- Trợ lý Thư ký Câu lạc bộ: Ken Merrett

Huấn luyện viên và Nhân viên Y học

- Huấn luyện viên trưởng: Sir Alex Ferguson
- Trợ lý Huấn luyện viên trưởng: Mike Phelan
- Huấn luyện viên đội 1: Rene Meulensteen
- Huấn luyện viên thủ môn: Eric Steele
- Huấn luyện viên thể lực: Tony Strudwick
- Huấn luyện viên sức mạnh & sự điều hoà: Mick Clegg
- Huấn luyện viên đội trẻ: Ole Gunnar Solskjaer
- Tuyển trạch viên chính: Jim Lawlor
- Tuyển trạch viên chính khu vực châu Âu: Martin Ferguson
- Giám đốc đội trẻ: Brian McClair
- Giám đốc của đội Bóng đá Thanh niên: Jimmy Ryan
- Bác sỹ Câu lạc bộ: Dr. Steve McNally
- Trợ lý Bác sỹ Câu lạc bộ: Dr. Tony Gill
- Nhà vật lý trị liệu Đội 1: Rob Swire

Những đội trưởng

Thời gian Tên Ghi chú 1878–1896 Không rõ 1896-1903 Harry Stafford Đội trưởng của Newton Heath và là đội trưởng đầu tiên của Manchester United 1904-1907 Jack Peddie 1907-1913 Charlie Roberts 1913-1919 George Stacey 1919-1922 George Hunter 1922-1928 Frank Barson 1928-1932 Jack Wilson 1932-1936 Hugh McLenahan 1936-1939 Jimmy Brown 1945-1953 Johnny Carey Đội trưởng đầu tiên không phải người Anh 1953-1955 Allenby Chilton 1953-1958 Roger Byrne Chết trong tai nạn máy bay ở München 1958-1966 Bill Foulkes 1966-1973 Bobby Charlton 1973-1979 Martin Buchan 1979-1982 Sammy McIlroy 1982-1994 Bryan Robson Đội trưởng lâu nhất của Manchester United 1991-1996 Steve Bruce Đồng đội trưởng với Bryan Robson từ 1991 đến 1994 1996-1997 Eric Cantona Đội trưởng đầu tiên không phải người Anh hay Ireland 1997-2005 Roy Keane Đạt nhiều danh hiệu nhất so với các đội trưởng khác 2005-nay Gary Neville Đội trưởng là người vùng Manchester đầu tiên kể từ thời Roger Byrne 2007-nay Rio Ferdinand Đội trưởng của Manchester United khi Gary Neville không có mặt trên sân

Những người khoác áo nhiều lần nhất

# Tên Thời gian thi đấu Số lần Số bàn thắng 1 Ryan Giggs 1991 - nay 759 144 2 Sir Bobby Charlton 1956 - 1973 758 249 3 Bill Foulkes 1952 - 1970 688 9 4 Gary Neville 1992 - nay 540 7 5 Alex Stepney 1966 - 1978 539 2 6= Tony Dunne 1960 - 1973 536 2 6= Paul Scholes 1994 - nay 536 137 8 Denis Irwin 1990 - 2002 529 33 9 Joe Spence 1919 - 1933 510 168 10 Arthur Albiston 1974 - 1988 485 7

Những tay săn bàn vĩ đại nhất

# Tên Thời gian thi đấu cho MU Số lần ra sân Số bàn Thắng Trung bình bàn thắng mỗi trận 1 Sir Bobby Charlton 1956 - 1973 800 249 0.328 2 Denis Law 1962 - 1973 404 237 0.587 3 Jack Rowley 1937 - 1955 424 212 0.500 4= Dennis Viollet 1953 - 1962 293 179 0.611 4= George Best 1963 - 1974 470 179 0.381 6 Joe Spence 1919 - 1933 510 168 0.329 7 Mark Hughes 1983 - 1986, 1988 - 1995 466 164 0.352 8 Ruud van Nistelrooy 2001 - 2006 220 150 0.682 9 Stan Pearson 1937 - 1954 347 10 David Herd 1961 – 1968 265 145 0.547

Các cầu thủ nổi tiếng

Thời kì trước Busby

- Billy Meredith
- Joe Spence
- Sandy Turnbull

Thập niên 1950 - Thập niên 1960

- John Aston (con)
- George Best
- Shay Brennan
- Roger Byrne
- Johnny Carey
- Bobby Charlton
- Pat Crerand
- Tony Dunne
- Duncan Edwards
- Bill Foulkes
- David Herd
- Denis Law
- Charlie Mitten
- Stan Pearson
- Jack Rowley
- Nobby Stiles
- Tommy Taylor
- Dennis Viollet

Thập niên 1970 - Thập niên 1980

- Arthur Albiston
- Gary Bailey
- Martin Buchan
- Steve Coppell
- Gordon Hill
- Lou Macari
- Sammy McIlroy
- Gordon McQueen
- Bryan Robson
- Alex Stepney
- Gordon Strachan
- Norman Whiteside
- Ray Wilkins

Thập niên 1990

- David Beckham
- Steve Bruce
- Eric Cantona
- Andrew Cole
- Ryan Giggs
- Mark Hughes
- Paul Ince
- Denis Irwin
- Andrei Kanchelskis
- Roy Keane
- Brian McClair
- Gary Neville
- Phil Neville
- Gary Pallister
- Peter Schmeichel
- Paul Scholes
- Ole Gunnar Solskjær
- Jaap Stam
- Dwight Yorke

Thập niên 2000

- Fabien Barthez
- Wes Brown
- Rio Ferdinand
- Gabriel Heinze
- Park Ji-Sung
- Cristiano Ronaldo
- Wayne Rooney
- Alan Smith
- Edwin van der Sar
- Ruud van Nistelrooy
- Nemanja Vidić
- Carlos Tevez

Các huấn luyện viên

Tên Thời Gian A. H. Albut 1892-1900 James West 1900-1903 J. Ernest Mangnall 1903-1912 John Bentley 1912-1914 Jack Robson 1914-1922 John Chapman 1921-1927 Lal Hilditch 1926-1927 Herbert Bamlett 1927-1931 Walter Crickmer 1931-1932, 1937-1945 Scott Duncan 1932-1937 Sir Matt Busby 1945-1969, 1970-1971 Wilf McGuinness 1969-1970 Frank O'Farrell 1971-1972 Tommy Docherty 1972-1977 Dave Sexton 1977-1981 Ron Atkinson 1981-1986 Sir Alex Ferguson 1986-Hiện nay

Thành tích

Giải vô địch quốc gia: 17
1908, 1911, 1952, 1956, 1957, 1965, 1967, 1993, 1994, 1996
1997, 1999, 2000, 2001, 2003, 2007, 2008

Giải hạng nhất: 2
1936, 1975

Cúp FA: 11
1909, 1948, 1963, 1977, 1983, 1985, 1990, 1994, 1996, 1999, 2004

Cúp Liên đoàn bóng đá Anh: 3
1992, 2006, 2009

Siêu cúp bóng đá Anh: 17
1908, 1911, 1952, 1956, 1957, 1965*, 1967*, 1977*, 1983, 1990*
1993, 1994, 1996, 1997, 2003, 2007, 2008

(* đồng đoạt cúp)

Cúp C1/UEFA Champions League: 3
1967-68, 4-1 (thắng SL Benfica)
1998-99, 2-1 (thắng FC Bayern München)
2007-08, 1-1 (6-5) (thắng Chelsea FC)

Cúp C2: 1
1991

Cúp Liên lục địa: 1
1999

Siêu cúp bóng đá châu Âu: 1
1991

Đội thể thao xuất sắc nhất trong năm của BBC Sports: 2
1968 & 1999

Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ: 1
2008 (thắng LDU Quito 1-0).

Kỷ lục

Trận thắng đậm nhất: 10-1 v Wolves, Giải hạng nhất, 15 tháng 10 1892
Trận thắng đậm nhất ở giải Ngoại hạng Anh: 9-0 Ipswich Town tháng 3 năm 1995
Trận thắng đậm nhất khi đấu Cúp: 10-0 v Anderlecht, Cúp C1, vòng sơ loại, 26 tháng 9 1956
Trận thắng trên sân khách đậm nhất: 8-1 v Nottingham Forest tháng 2 năm 1999
Trận thua đậm nhất: 0-7 v Blackburn Rovers, giải hạng nhất Anh, 10 tháng 4 1926
Trận thua đậm nhất khi đấu Cúp: 1-7 v Burnley, Cúp FA, vòng 1, 13 tháng 2 1901
Cầu thủ nhiều lần khoác áo nhất: Ryan Giggs 799
trận
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất: Bobby Charlton (247 bàn)
Cầu thủ ghi nhiều bàn tại giải vô địch nhất: Bobby Charlton, 199 bàn trong giai đoạn 1956-73
Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất ở giải vô địch một mùa giải: Dennis Viollet, 32 bàn giải hạng nhất, 1959-60
Cầu thủ ghi nhiều bàn trong 1 trận nhất: George Best 6 bàn vào lưới Northampton Town, 1970
Cầu thủ khoác áo đội tuyển quốc gia nhiều nhất: Bobby Charlton, 106 lần khoác áo đội tuyển Anh
Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất tại giải vô địch: Bobby Charlton, 606 lần 1956-73
Kỉ lục về số khán giả trên sân nhà tại giải vô địch: Old Trafford 70.504 v Aston Villa, giải hạng nhất, 27 tháng 12 1920
Kỉ lục về số khán giả trong 1 trận đấu: Maine Road 83.250 v Arsenal, giải hạng nhất, 7 tháng 1 1948
Kỉ lục về số khán giả đến sân Old Trafford: 76.962, Wolves v Grimsby Town, Cúp FA vòng bán kết, 25 tháng 3 1939
Chuỗi trận bất bại lâu nhất (trên tất cả các mặt trận): 45 trận từ 24 tháng 12 1998 đến 10 tháng 3 1999
Số bàn thắng nhiều nhất ghi trong một mùa giải: 103 bàn ở các mùa 1956/57 và 1958/59
Số điểm đạt được nhiều nhất trong một mùa giải: 92 điểm ở mùa 1993/94
Cầu thủ ghi bàn nhanh nhất: 15 giây - Ryan Giggs v Southampton, giải vô địch, 6 tháng 2 1999
Cầu thủ 4 ghi bàn nhanh nhất: 13 phút - Ole Gunnar Solskjær v Nottingham Forest, giải vô địch, 18 tháng 11 1995

Thi đấu ở giải hạng cao nhất

Manchester United đã thi đấu 79 mùa giải ở giải đấu cao nhất cấp quốc gia (chỉ có Everton, Aston Villa, Liverpool và Arsenal có nhiều mùa giải hơn), các mùa giải kết thúc ở các vị trí như sau:
1 16 12 2 2 12 13 4 3 6 14 2 4 7 15 2 5 2 16 2 6 2 17 1 7 2 18 3 8 6 19 1 9 3 20 0 10 1 21 2 11 3 22 2 United là một trong 3 câu lạc bộ (hai câu lạc bộ kia là Liverpool và Arsenal) ở Anh có số lần kết thúc mùa giải ở vị trí thứ nhất nhiều hơn ở các vị trí khác.
Về Đầu Trang Go down
http://4youvn.forumotion.com/forum.htm
Chém Gió Lệ Rơi
Admin Management
Admin Management
Chém Gió Lệ Rơi


Nam Tổng số bài gửi : 330
Ngày tham gia : 30/12/2009
Tuổi : 33
Công việc/Sở thích : Nghe nhạc, đọc truyện, chơi game
Đến từ : Sâu thẳm trong nỗi buồn
Vàng : 6140

Manchester United FC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Manchester United FC   Manchester United FC Empty1/1/2010, 14:07

Sân Vận Động Old Trafford - Nhà Hát Của Những Giấc Mơ

Khởi công năm 1909, Old Trafford được hòan tất vào năm 1910, với tổng kinh phí xây dựng lên đến 60 000 bảng, trở thành ngôi nhà mới của CLB Manchester United (MU), thay thế cho vận động trường cũ kỹ Bank Street ở Clayton. Sân bóng được thiết kế bởi kiến trúc sư tài ba Archibald Leitch, cũng là người đã xây nên các cầu trường danh tiếng khác của Anh quốc như Hampden Park, Ibrox, và White Hart Lane. Trong bài viết về lễ khánh thành Old Trafford, 1 ký giả của tờ Sporting Chronicle đã cảm thán “Đó là 1 cầu trường rộng rãi, diễm kiều, và phi thường bậc nhất…1 sân bóng không đối thủ trên khắp hòan cầu, 1 niềm vinh dự cho thành Manchester”.

Vào các năm 1911 và 1915, Old Trafford là địa điểm tổ chức chung kết cúp FA. Năm 1939, sân thu hút 1 lượng khán giả kỷ lục là 76.962 người đến theo dõi trận bán kết cúp FA giữa Grimsby và Portsmouth. Trong thời kỳ đệ nhị thế chiến (1939-1945), Old Trafford bị tàn phá nặng nề bởi những cuộc oanh tạc bằng không quân của phát xít Đức, do thế mà trong suốt 3 năm sau đó từ 1946 đến 1949, MU phải “đá nhờ” tại sân Maine Road của CLB cùng thành phố là Manchester City. Năm 1966, Old Trafford là 1 trong những sân vận động được dùng cho World Cup tổ chức tại Anh. Trận chung kết tái đấu cúp FA năm 1970 giữa Leeds và Chelsea cũng diễn ra tại đây. Trong thập niên 1970, Mộng Hý Trường trở thành sân bóng đầu tiên ở Anh được trang bị hàng rào quanh sân, nhằm ngăn chặn những hành vi quá khích của cổ động viên (hàng rào này về sau bị dỡ bỏ).


Old Trafford năm 1964

Thiết kế nguyên thủy của Old Trafford bao gồm 1 khán đài ngồi có mái che, và 3 mặt khán đài đứng (*) lộ thiên. 3 mặt lộ thiên này sau đó đều được lắp đặt thêm mái bằng, với những hàng cột chống đỡ bên dưới.. Những hàng cột dĩ nhiên gây trở ngại cho tầm nhìn của người hâm mộ, do vậy mà trong thập niên 1960, người ta thay thế hệ thống mái che cũ bằng những tấm mái chìa không cần đến cột trụ.

Song song với việc nâng cấp thường xuyên, sức chứa của Old Trafford cũng dần được thu nhỏ lại, từ thập niên 1960 trở đi thì chỉ còn có 58 000 chỗ. Sang đến đầu thập niên 1990, sân lại phải trải qua 1 đợt tái thiết, dỡ bỏ hòan tòan những khu khán đài đứng, và thay vào đó khán đài ngồi, ngõ hầu đáp ứng các tiêu chuẩn về an tòan cầu trường của liên đòan bóng đá Anh. Sau lần tái thiết ấy, sức chứa của sân bị rút xuống còn có… 44.000 chỗ, quá ít với 1 đội bóng tầm cỡ như MU. Nhận rõ sự bất cập, ban lãnh đạo CLB quyết định mở rộng Old Trafford vào năm 1995 với việc xây mới khu khán đài 3 tầng phía Bắc, tăng tổng sức chứa lên 56.000. Tân khán đài phía Bắc, với kinh phí xây dựng 19 triệu bảng, có chiều cao 200 feet, và sở hữu 1 giàn mái chìa lớn nhất tòan châu Âu. Viện bảo tàng MU, phòng truyền thống, khu nhà hàng Red Café, và những khán phòng đặc biệt dành cho các VIP cũng tọa lạc nơi khán đài mới này.


Tuy thế, khán đài phía Nam mới là trung tâm của Old Trafford, với khu vực dành cho ban huấn luyện, phòng kiểm sóat an ninh, khu tác nghiệp truyền hình, cũng như các văn phòng quản trị và vài nhà hàng sang trọng. Điểm đặc biệt của khán đài phía Nam là hơi dốc, do đó mà có phần thấp hơn 3 khán đài còn lại. Đường hầm dành cho cầu thủ trước kia cũng từng nằm ở trung tâm khán đài Nam, nhưng đến năm 1993 thì được chuyển sang nằm ở góc Tây Nam, cùng với phòng chờ và phòng thay quần áo. Đường hầm cũ vẫn còn, nhưng bỏ không, chỉ mở cửa mỗi khi có khách tham quan, hay nhân 1 dịp đặc biệt nào đó.

Khán đài phía Đông ngoài những chỗ ngồi thông thường, còn có khu dành riêng cho cổ động viên đội khách nằm ở góc Đông-Nam, và khu dành cho người khuyết tật ở kế cận. Tên gọi trước đây của khán đài này là Hậu Đài (**) Bảng Gôn, vì bảng tỷ số được đặt ở đấy. Về sau, bảng tỷ số này được thay thế bằng 2 bảng điện tử gắn tại 2 góc khán đài Bắc. Tháng 1-2000, khán đài Đông được xây thêm lên 1 tầng, góp thêm 3.000 chỗ vào tổng sức chứa của Old Trafford. Mặt tiền khán đài Đông trông như 1 cao ốc văn phòng, với những bức tường và cửa đều làm bằng kính tráng thiếc, phía trước là tượng đài ngài Matt Busby, bảng đồng tưởng niệm thảm họa Munich, cùng với chiếc đồng hồ nối tiếng ghi nhớ thời khắc định mệnh ngày 6 tháng 2 năm 1958. Cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm MU cũng nằm trong khu này.

Khán đài phía Tây, tức hậu đài Stretford, là chỗ tụ hội của các fan hâm mộ cuồng nhiệt nhất. Trước kia, nơi đây là khu khán đài đứng với 20.000 fan “to mồm” (Người ta đã từng đo đạc và phát hiện ra rằng: tiếng ồn do các fan khán đài Stretford gây nên còn dữ dội hơn cả âm thanh gầm rít phát ra khi 1 chiếc phi cơ phản lực cất cánh). Sau năm 1993, Stretford được cải tạo thành khán đài ngồi, và đến tháng 8 năm 2000 thì được xây thêm tầng 2. Tại hội trường bên trong tầng 2 này, có tượng đài của siêu sao vang bóng 1 thời Denis Law, người mang biệt danh “ông vua của Stretford”.

Sau khi tầng 2 của khán đài Tây hòan tất, sức chứa của Old Trafford là 68.217 chỗ. Hiện nay, kế hoạch tiếp tục mở rộng 2 góc Tây Bắc và Đông Bắc khởi công từ đầu tháng 8-2005 đã gần hoàn thành. Từng khu khán đài mới đang dần đưa vào hoạt động ở một số trận đấu cuối cùng của mùa giải 2005/06, trước khi chính thức trở thành một phần của SVĐ huyền thoại này kể từ mùa giải 2006/07 trở đi. Tổng sức chứa của sân Old Trafford sau khi dự án mở rộng này hoàn thành sẽ là 75.000, đứng thứ 2 ở Anh, sau SVĐ quốc gia Wembley. Về lâu về dài, ban lãnh đạo Manchester United còn dự tính xây mới khán đài Nam với kiến trúc tương tự như khán đài Bắc, nhằm tăng sức chứa lên 1 con số khổng lồ là … 92.000.

Năm 1996, Old Trafford đăng cai 1 trận bán kết EURO tổ chức tại Anh. Năm 2003, sân vinh dự trở thành địa điểm của trận chung kết Champions League giữa AC Milan và Juventus. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không khí ở Old Trafford hiện nay có phần kém sôi nổi hơn trước, Sir Alex Ferguson cũng hay phàn nàn rằng các fan giờ đây hay ồn ào vô lối và ít còn đồng ca như xưa. Do đó, tầng trên của hậu đài Stretford đã được tổ chức thành 1 khu chuyên ca hát cổ vũ, nhằm tạo lại sự hưng phấn của những ngày xưa…. Dù cho thế nào chăng nữa, Old Trafford vẫn luôn luôn vĩ đại, và ma thuật của nhà hát giấc mơ không bao giờ ngưng mê hoặc những “túc cầu giáo dân”.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Sân Vận Động Old Trafford
Khánh thành ngày 19/2/1990.
Nickname "Nhà Hát Của Những Giấc Mơ" nổi tiếng

khắp thế giới là do Sir Bobby Charlton đặt.
Về Đầu Trang Go down
http://4youvn.forumotion.com/forum.htm
Chém Gió Lệ Rơi
Admin Management
Admin Management
Chém Gió Lệ Rơi


Nam Tổng số bài gửi : 330
Ngày tham gia : 30/12/2009
Tuổi : 33
Công việc/Sở thích : Nghe nhạc, đọc truyện, chơi game
Đến từ : Sâu thẳm trong nỗi buồn
Vàng : 6140

Manchester United FC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Manchester United FC   Manchester United FC Empty10/1/2010, 07:08

MU đêm qua lại hòa tủi
Về Đầu Trang Go down
http://4youvn.forumotion.com/forum.htm
Sponsored content





Manchester United FC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Manchester United FC   Manchester United FC Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Manchester United FC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Giấc Mơ Tuổi Teen :: 360° Thể Thao & Games :: Bóng đá :: BARCLAYS PREMIER LEAGUE-
Chuyển đến