Một số doanh nghiệp ở Hàn Quốc đang tìm cách dạy cho khách hàng quý trọng cuộc sống hơn bằng cách mô phỏng cái chết Đối
với Jung Joon, khoảnh khắc sự thật đến với khách hàng của ông khi họ
vào nằm bên trong quan tài và ông đóng nắp lại. Ông cho biết khi nằm
bên trong quan tài và một mình đối mặt với bóng tối, họ có thể sẽ trở
nên sáng suốt để suy nghĩ thấu đáo hơn về ý nghĩa của cuộc sống.
Dự đám tang của chính mìnhÔng Jung, 39 tuổi, cung cấp một chương trình gọi là “Coffin Academy”.
Bỏ ra 25 USD, những người quan tâm sẽ có cơ hội trải nghiệm cảm giác
của cái chết. Trong hơn 4 giờ, những người tham dự sẽ nghe ông diễn
thuyết về sự sống và cái chết.
Sau đó, họ tự tay viết thư từ
giã người thân và các dòng chữ trên bia mộ (giả) của mình, rồi dự đám
tang của bản thân bằng cách nằm trong quan tài khoảng 10 phút.
Ông Jung cho báo
Los Angeles Times (Mỹ) biết rằng chỉ cần nghĩ đến việc nằm vào quan tài
là nhiều khách hàng không cầm được nước mắt. Trong khi đó, những người
khác khăng khăng không cho đóng nắp quan tài. Một số ít người quá sợ
đến nỗi không thể bước vào quan tài.
Dù
vậy, theo ông Jung, đây là một cách để “trút một số lo âu phiền muộn
nhất định ra khỏi tâm trí”. Ông nói: “Sau trải nghiệm này, những người
tham gia sẽ có được cảm giác sảng khoái và sẵn sàng bắt đầu lại cuộc
sống của mình”.
[You must be registered and logged in to see this image.]Những người tham gia chương trình Coffin Academy, nơi họ được cho nằm trong quan tài để trải nghiệm cảm giác của cái chết. Ảnh: Los Angeles TimesKhắp Hàn Quốc,
một số doanh nghiệp đang cung cấp những chương trình gây tranh cãi được
thiết kế để dạy khách hàng biết trân trọng cuộc sống của mình hơn bằng
cách mô phỏng cái chết. Trong khi đó, nhiều công ty xem đây là một cách
thức mới để thúc đẩy năng suất làm việc.
Chẳng hạn như công ty
bảo hiểm Kyobo yêu cầu toàn bộ 4.000 nhân viên của mình dự các đám tang
giả, tương tự như những gì được ông Jung cung cấp.
Gây tranh cãiNgoài ra, còn có
một động cơ khác cho những chương trình kiểu này: Hàn Quốc có tỉ lệ tự
tử cao nhất trong số những nước phát triển. Theo dữ liệu mới nhất của
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Hàn Quốc đứng đầu trong
số 30 nước thành viên về số lượng người tự tìm đến cái chết. Ngay cả
khi tỉ lệ tự tử đã sụt giảm tại nhiều nước thì con số này ở Hàn Quốc
vẫn còn ở mức cao gấp đôi so với Mỹ.
Dù vậy, một số
người đã chất vấn về hiệu quả của loại chương trình này trong cuộc
chiến chống tự tử. Ông Jang Chang-min, một chuyên gia tư vấn của Hiệp
hội Ngăn chặn tự tử Hàn Quốc, nhận định: “Nó có thể dẫn đến những ảo
tưởng rằng thế giới của người chết có thể còn tốt hơn cuộc sống thật
sự”.
Đáp lại, những
người ủng hộ- như giáo sư thần kinh, tâm thần Lee Sang-kyu tại Đại học
Hallym - gọi đây là “một cách thức để chúng ta dạy cho người khác biết
rằng việc tự tử không phải là một ý tưởng đúng đắn”. Trong khi đó, ông
Jung phủ nhận rằng chương trình của ông, được tung ra vào tháng 2-2009,
nhằm lợi dụng cái chết để kiếm tiền.
Ông nói: “Một số người
cho rằng con người có khuynh hướng tự tử khi được cho nằm quá thoải mái
trong quan tài. Điều này là không đúng. Thật ra, họ biết rõ điều gì chờ
đợi những người tự tử - bóng tối mãi mãi”. Ông nói thêm mình biết trân
trọng sự quý giá của cuộc sống kể từ sau khi ông hiến tặng một quả thận
cho người cha bệnh tật của mình nhiều năm trước.